- Số 72 Hào Nam - P.Ô Chợ Dừa - Q.Đống Đa - Hà Nội
- shopsuatruclinh@gmail.com
Pha sữa đã trở thành một công việc thường nhật của nhiều bố mẹ có con nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Việc pha sữa bột cho con tưởng chừng đơn giản nhưng không ít ông bố bà mẹ đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Pha sữa sai cách không chỉ làm mất tác dụng của sữa công thức, khiến bé không được hấp thu đầy đủ dinh dưỡng mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ khác ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Trong bài viết hôm nay, Shop Sữa Trúc Linh sẽ chỉ ra 5 sai lầm thường gặp nhất khi pha sữa cho bé để bố mẹ hiểu rõ và khắc phục nhé!
Nước khoáng là nước có chứa chất khoáng như natri, kali, magie,... còn nước lọc tinh khiết là nước lọc đã khử trùng qua công nghiệp và nấu sôi tại nhà. Nhiều gia đình có quan niệm sai lầm rằng nước khoáng vừa sạch lại có nhiều vi khoáng giúp con bổ sung dinh dưỡng nên dùng nước này để pha sữa, thế nhưng lượng khoáng dư thừa trong nước này lại không tốt cho sức khỏe của bé một tí nào. Thừa canxi bé rất dễ bị táo bón, sỏi thận, hấp thu kém các chất khoáng khác; thừa natri sẽ dẫn đến cơ thể bé khát nước, mệt mỏi, khô tế bào. Chính vì chức năng thận của bé còn khá non yếu, không có khả năng làm việc nhiều để thải các chất dư thừa nên mẹ chỉ được pha sữa bằng nước lọc đun sôi để nguội thôi nhé.
Phân biệt nước khoáng và nước tinh khiết
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của sữa bột là tinh bột lúa mì, đường nho, protein, lixin, axit poric, các vitamin nhóm B. Các chất này rất dễ bị phân giải khi tiếp xúc với nhiệt độ cao vì thế nếu dùng nước sôi để pha sữa, các chất dinh dưỡng của sữa sẽ bị biến đổi và bé không còn được hấp thu đầy đủ các chất này khi uống.
Mẹ không nên pha sữa trực tiếp nước đun sôi
Nhiều người vẫn hay có thói quen pha sữa cùng nước hoa quả cho con vì tin rằng con vừa uống ngon miệng, vừa được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên do nước hoa quả có chứa nhiều vitamin C và một số các acid hữu cơ (đặc biệt là từ quả cam, quýt, bưởi, xoài,...) sẽ khiến sữa mất đi các thành phần dinh dưỡng và làm kết tủa casein (một loại protein chính trong sữa) dễ làm trẻ khó tiêu và đầy bụng. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không nên cho bé uống sữa ngay sau hoặc trước khi ăn hoa quả bởi như vậy sẽ góp phần giảm thấp giá trị dinh dưỡng của sữa.
Không thể phủ nhận rằng nước cháo loãng và nước gạo chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của bé, nhưng nếu dùng nước này pha sữa thì sẽ hoàn toàn phản tác dụng. Bản thân nước cháo có chứa nhiều glucid, vitamin B1, trong khi sữa cũng có đầy đủ các chất protein, lipid, đường, vitamin và chất khoáng nên khi các chất dinh dưỡng này hòa quyện và bổ sung lẫn nhau, nồng độ thành phần dinh dưỡng sẽ tăng vượt quá khả năng hấp thụ tiêu hóa của bé, khiến bé chậm tiêu. Hơn nữa, quá trình tinh bột và canxi cạnh tranh sẽ khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, lâu mọc răng, khó ngủ, quấy đêm, suy dinh dưỡng.
Khi chọn mua bình sữa cho con, phần lớn các mẹ chỉ chú trọng đến kiểu dáng và dung tích bình mà vô hình chung bỏ quên chất liệu bình sữa - một yếu tố vô cùng quan trọng cho sự an toàn của bé lúc uống sữa. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các loại bình sữa nhựa làm từ nhựa polycarbonate thường có chất BPA (bisphenol A) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé nếu như thường xuyên sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của con, mẹ nên sử dụng những loại bình nhựa được dán nhãn BPA-free (không chất độc hại)
Dấu hiệu an toàn của chất liệu bình sữa
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé rất non nớt nên dễ tổn thương trước các nguy cơ xâm hại từ vi khuẩn gây bệnh. Do đó các dụng cụ pha sữa cho bé đều cần phải được vệ sinh và tiệt trùng kỹ càng sau mỗi lần sử dụng. Mẹ có thể rửa bình bằng nước rửa và cọ chuyên dụng hoặc tráng qua nước sôi để diệt sạch mọi vi khuẩn.
Bình sữa cho bé cần được vệ sinh cẩn thận
Xem thêm "Danh mục sữa bột" tại Shop sữa Trúc Linh
Nhiều bố mẹ vì muốn cho con ăn no hơn để dễ tăng cân nên thường đong thêm 1-2 thìa sữa, hoặc vì tiếc rẻ tiền sữa nên pha loãng ra so với công thức. Đây là một thói quen xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé mà các gia đình phải bỏ ngay. Nếu pha quá đặc, bé sẽ bị thiếu nước còn nếu pha quá loãng, bé sẽ không hấp thu được đầy đủ nguồn dinh dưỡng từ sữa. Các hãng sữa đã nghiên cứu cẩn thận tỉ lệ pha sữa hợp lý nên bố mẹ hãy tuân thủ đúng theo hướng dẫn nhé!
Đong thìa sữa chuẩn để bé hấp thu dinh dưỡng đầy đủ nhất
Sữa bột đã pha, để nguội rồi lại hâm nóng sẽ phần nào làm thay đổi các cấu trúc vitamin, protein, từ đó mất đi giá trị dinh dưỡng trong sữa cho bé. Trong trường hợp bé không thể uống ngay sau khi pha, mẹ chỉ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng; nếu quá 2 giờ mẹ nên đổ đi và pha lại bình mới.
Bố mẹ có thể sẽ có thói quen cầm bình sữa lắc thật mạnh và lâu sau khi pha để sữa và nước được hòa tan hoàn toàn, không bị vón cục. Thế nhưng lắc quá mạnh sẽ vô hình chung tạo ra nhiều bong bóng sữa, bé uống vào dễ bị nấc hoặc nôn trớ. Cách chuẩn nhất là khi đã cho đủ số lượng bột sữa và nước theo đúng tỷ lệ, bố mẹ dùng thìa quấy nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ cho đến lúc bột tan hết là được.
Việc pha sữa không đúng cách không chỉ hạn chế bé khỏi việc hấp thu đầy đủ dinh dưỡng từ sữa mà còn có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Hy vọng 5 sai lầm thường mắc phải khi pha sữa cho bé mà Shop Sữa Trúc Linh liệt kê trên đây sẽ giúp bố mẹ nhận ra những thiếu sót của mình và cẩn trọng hơn nữa trong việc pha sữa cho con.
Pha sữa đã trở thành một công việc thường nhật của nhiều bố mẹ có con nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Việc pha sữa bột cho con tưởng chừng đơn giản nhưng không ít ông bố bà mẹ đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Pha sữa sai cách không chỉ làm mất tác dụng của sữa công thức, khiến bé không được hấp thu đầy đủ dinh dưỡng mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ khác ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Trong bài viết hôm nay, Shop Sữa Trúc Linh sẽ chỉ ra 5 sai lầm thường gặp nhất khi pha sữa cho bé để bố mẹ hiểu rõ và khắc phục nhé!
Bình luận